Giá: 25.000 ₫
Cà tím là một nguyên liệu nấu ăn rất dễ tìm là rau củ quả thường và dễ chế biến mà lại vô cùng bắt cơm. Bạn có thể làm thực đơn gia đình thêm phong phú, nhiều lựa chọn hơn bằng cách biến tấu các món ngon tuyệt vời từ cà tím, có thể tham khảo những công thức chế biến dưới đây.
Chứa nhiều canxi và sắt, cà tím được biết đến là một trong các thực phẩm có giá trị giúp cải thiện tuần hoàn và nuôi dưỡng não hiệu quả.
Hàm lượng canxi và sắt có trong những trái cà tím đặc biệt cần thiết cho cơ thể. Chế biến cà tím dưới dạng nướng là một món ăn lạ miệng, đảm bảo nguồn vitamin đáng kể, bạn có thể cho thực phẩm này vào món mì ý, pizza hay chiên cùng với bột.
Cà tím chứa nhiều canxi và sắt
Thành phần phytonutrients bên trong cà tím có tác dụng tăng cường lượng máu chảy đến não, từ đó giúp cải thiện tuần hoàn và nuôi dưỡng não. Chất phytonutrients tồn tại chủ yếu ở vỏ của trái cà tím nên khi chế biến bạn nên rửa sạch và nấu cả quả để đảm bảo giữ được đầy đủ giá trị dinh dưỡng nhất.
Trái cà tím là nguồn cung dồi dào chất xơ, giúp tăng cường cho đường ruột và hệ tiêu hóa. Việc bổ sung cà tím vào thực đơn gia đình sẽ giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động mượt mà, tốt hơn và bảo vệ cơ thể khỏi các tình trạng táo bón. Giúp cơ thể chúng ta hấp thụ được hết thức ăn và bảo vệ đại tràng khỏi căn bệnh ung thư.
Loại rau quả này chứa rất ít calo và hoàn toàn không chứa chất béo đồng thời hàm lượng chất xơ lại tương đối cao sẽ tạo cảm giác no lâu hơn. Nếu bạn biết được các tuyệt chiêu nấu ăn ngon từ cà tím, loại thực phẩm này hứa hẹn sẽ là người bạn đồng hành hỗ trợ bạn giảm cân hiệu quả.
Thực phẩm tốt cho người giảm cân
Trong y học, cà tím đã được liệt kê vào danh sách thực phẩm làm loại thuốc giúp kiểm soát những triệu chứng của căn bệnh tiểu đường. Các nghiên cứu gần đây cũng đã chỉ ra được vai trò tuyệt vời này của cà tím. Sở dĩ nó có khả năng này bởi vì hàm lượng chất xơ rất cao và carbohydrate hòa tan lại thấp nên đây là thực phẩm hoàn hảo dành cho bệnh nhân tiểu đường.
Trái cà tím đóng vai trò then chốt trong quá trình duy trì hệ thống máu và tim mạch. Trong 10 năm qua, nhiều nghiên cứu được thực hiện tại Pháp đã chứng minh rằng loại quả này có tác dụng làm giảm hàm lượng cholesterol gây hại bên trong cơ thể, tuy nhiên người ăn sẽ chỉ đạt được các lợi ích này nếu như nấu cà tím ở nhiệt độ dưới 200 độ.
Không nên đun cà tím ở nhiệt độ lớn hơn 200 độ
Ngoài công dụng làm giảm cholesterol xấu bên trong cơ thể, trái cà tím còn góp nhiều lợi ích cho sức khỏe theo nhiều cách khác. Theo đó, thị và vỏ của cà tím chứa nhiều flavonoid giúp giảm căng thẳng và ổn định huyết áp.
Bên trong cà tím còn chứa dồi dào chất chống oxy hóa từ đó giúp bảo vệ cơ thể khỏi các căn bệnh về tim đồng thời nó tác động đến những mạch máu để nuôi dưỡng tim. Với hàng loạt công dụng như vậy bạn đang có sẵn kho báu sức khỏe ngay trong chính bữa cơm hàng ngày.
Mặc dù là thực bổ sung nhiều dinh dưỡng tốt cho sức khỏe nhưng bạn cũng cần chú ý những điều sau khi chế biến món ăn từ cà tím để loại bỏ độc tố ra ngoài.
Cà tím có chứa solanine, chất này có tác dụng chống oxy hóa đồng thời ức chế tế bào ung thư tuy nhiên cái gì cũng có hai mặt của nó. Chất này cũng kích thích lên các trung tâm hô hấp, dẫn đến tình trạng gây mê. Vì vậy nếu ăn quá nhiều trái cà tím có thể gây ra ngộ độc. Solanine hòa tan không đáng kể trong nước nên khi được nấu sôi thì cũng không phá hủy hoàn toàn được chất này.
Có một cách để giảm được chất này đó là khi chế biến bạn thêm chút giấm vào để thúc đẩy quá trình phân hủy solanine. Ngoài ra, không nên uống nước ép cà tim còn sống khi chưa được nấu chín vì điều này cũng dễ bị ngộ độc.
Chưa hết, trong cà tím còn chứa lượng nicotine cao hơn so với các loại quả khác, với nồng độ là 0,01mg/100g. Do đó, để tránh ngộ độc, chúng ta chỉ nên ăn cà tím mỗi tuần 2-3 lần, mỗi lần chừng 100 – 200g vừa đảm bảo cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể lại giữ được sự an toàn.
Lưu ý khi ăn cà tím tốt cho sức khỏe
Khi chế biến ở nhiệt độ cao quá, thành phần dinh dưỡng trong trái cà tím sẽ bị thất thoát đi nhiều. Thậm chí việc chiên xào quá lâu sẽ làm hao hụt 50% lượng vitamin có trong loại quả này.
Một điều bạn cũng nên chú ý đó là, nhiều báo cáo y học cho thấy một số hiện tượng ngứa ngoài da và vùng miệng sau khi ăn thức ăn từ cà tím. Mặc dù trường hợp này rất hiếm xảy ra nhưng cũng không nên chủ quan. Bạn nên nấu thật chín cà tím trước khi ăn.
Cách chế biến tốt nhất là hầm nhừ hay ninh cà tím mà vẫn không làm mất đi các chất dinh dưỡng vốn có trong trái cà mà món ăn thêm ngon hơn, an toàn hơn. Ngoài ra, bạn nên thái cà tím rồi ngâm với nước muối pha loãng, sau đó rửa lại cà tím bằng nước sạch như vậy miếng cà sẽ mềm hơn và vị đắng của nó cũng được loại gần hết, làm cho món ăn thêm ngon miệng hơn.
Có rất nhiều cách nấu món ăn từ cà tím như xào với dầu ăn, nướng, om với đậu, ốc, xào thịt hoặc lạ miệng hơn với những món salad. Chú ý khi ăn không nên bỏ vỏ đi vì trong vỏ rất giàu vitamin C và B rất tốt cho sức khỏe.
Theo chuyên gia Đông y, những ai mắc bệnh dạ dày thì cần lưu ý khi sử dụng cà tím vì loại quả này có tính hàn, nên nếu ăn nhiều dễ làm dạ dày cảm thấy khó chịu, dẫn tới tiêu chảy. Ngoài ra, những người bị thấp khớp, yếu mệt cũng không nên ăn quá nhiều, đặc biệt là món cà tím chiên rán nhiều dầu mỡ có thể gây viêm tấy.
Những bệnh nhân bị hen suyễn không nên ăn cà tím vì trong nó có chứa hàm lượng oxalate cao – axit nếu ăn quá nhiều sẽ dẫn đến sỏi thận.
Đánh giá 0 lượt đánh giá